Lịch sử & ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương
Trong sử sách ghi chép từ thời Hậu Lê, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần và nhà Hậu Lê đều cùng hương khói trong ngôi Đền Hùng. Ngày giỗ Vua Hùng được các triều đại phong kiến coi như ngày quốc lễ của đất nước Việt Nam.
Các triều đại phong kiến giao Đền Hùng cho người dân địa phương trông giữ, sửa sang và cúng bái, làm lễ giỗ tổ hàng năm. Đổi lại, người dân tại đó sẽ được triều đình miễn cho các khoản thuế ruộng, sưu dịch và không cần sung lính.
Sang thế kỷ 20, triều vua Khải Định, ngày 10/03 Âm lịch chính thức trở thành ngày giỗ tổ, các quan phải mặc phẩm phục đến đền Hùng tổ chức cúng tế. Vào năm 2007, giỗ tổ trở thành ngày quốc lễ, được Bộ luật Lao động công nhận là ngày nghỉ chính thức.
Trong tâm thức của người Việt, ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn có một vị thế vô cùng quan trọng. Lễ hội là dịp để giáo dục về truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các vị Vua Hùng - những người đã có công dựng nước và giữ nước.
Đây còn là cơ hội để Việt Nam quảng bá với thế giới về một Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Lễ hội chính là niềm tự hào dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa, lòng thành kính với nguồn cội.