Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày 30/4 năm 1975
Nguồn gốc
Vào ngày 30/4/1975, tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mầu thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức đầu hàng trước chính phủ cách mạng lâm thời. Đồng thời, đây cũng là thời khắc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập và tiến vào bên trong, kèm theo đó là hình ảnh của những chiến sĩ giương cao lá cờ đỏ sao vàng và cắm trên nóc của dinh. Điều này minh chứng rằng miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, đất nước Việt Nam đã chính thức được độc lập và cuộc sống của người dân đất Việt sẽ đổi mới. Do đó, ngày 30/4 trở thành ngày “Giải phóng miền Nam” nhằm kỷ niệm sự kiện đặc biệt này.
Ý nghĩa lịch sử
Vào năm 1975, Bộ Chính trị nhận định rằng đây là “thời điểm vàng” để giải phóng đất nước, mang tự do về không chỉ cho miền Nam mà còn cho toàn thể nước Việt Nam. Nhất là khi chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng đã đi vào hồi kết với sự thắng lợi vẻ vang, nhân dân Việt Nam càng có thêm niềm tin vào ngày giải phóng sắp đến gần. Do đó, Bộ Chính trị ra quyết định tập trung toàn thể quân đội mạnh nhất, kỹ nhất để hướng đến chiến dịch giải phóng này, được đặt tên là “chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 26/4, quân ta bắt đầu hành động. Từng đoàn bình tiến vào miền Nam và đánh chiếm các cơ quan đầu não, cuộc chiến diễn ra thuận lợi. Vào khoảng 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng bộ binh tiến vào và húc sập cổng Dinh Độc Lập, tiến đến bắt giữ quân nội các và khiến cho tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Đến khoảng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, quân ta hoàn toàn chiến thắng và giương cao lá cờ đỏ sao vàng trên nóc Dinh Độc Lập.
Sự thắng lợi này mang ý nghĩa rất to lớn vì đây là cuộc giải phóng quy mô toàn nước của quân đội Việt Nam. Thời khắc lá cờ đỏ sao vàng được giương cao cũng là lúc đất nước kết thúc chiến tranh, thoát khỏi ách thống trị của để quốc Mỹ và hoàn toàn độc lập, nhân dân bước vào thời kỳ hòa bình và xây dựng cuộc sống mới.